PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ
TRƯỜNG MẦM NON THANH HẢI
Video hướng dẫn Đăng nhập

UBND HUYỆN THANH HÀ

TRƯỜNG MN THANH HẢI

Số: 01 /KH-MNTH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Thanh Hải, ngày 08 tháng 01 năm 2020 

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẦM NON THANH HẢI

GIAI ĐOẠN 2020-2025

------------------

A. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

 

- Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

- Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;

- Căn cứ Văn bản số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp nhất Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010, Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10/02/2011 và Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14/5/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non;

- Căn cứ Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

- Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;

- Căn cứ Hướng dẫn số 44-HD/BTG HU ngày 8/8/2018 của Ban tuyên giáo Huyện ủy Thanh Hà về tổ chức phổ biến, quán triệt tuyên truyền triển khai các kế hoạch của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII;

Trường Mầm non Thanh Hải xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường Mầm non Thanh Hải giai đoạn 2020-2025 như sau:

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

PHẦN I

PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

I. Bối cảnh chung

Thanh Hải nằm ở phía Tây huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn nên tình hình an ninh trật tự ổn định, kinh tế-văn hóa -xã hội có nhiều bước phát triển, các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; mạng lưới trường, lớp mầm non phát triển mạnh. Hiện nay trên địa bàn xã có 1 trường mầm non, 1 lớp mầm non tư thục .

Trường Mầm non Thanh Hải được thành lập năm 1993 lấy tên là trường Mầm non Thanh Hải. Năm 2003 trường chuyển sang loại hình Bán công và được lấy tên là trường Mầm non bán công xã Thanh Hải. Năm 2012 trường được chuyển sang trường công lập đến tháng 1 năm 2017 do quy mô nhóm lớp, học sinh lớn nên trường chia tách thành 2 trường lấy tên là Trường MN Thanh Hải 1 và Trường MN Thanh Hải 2. Đến tháng 7/2019 thực hiện Đề án 01 của Tỉnh ủy Hải Dương về việc sáp nhập các đơn vị hành chính nên 2 trường lại sáp nhập thành 1 trường lấy tên trường Mầm non Thanh Hải.

 Trường có 5 điểm nằm rải rác tại 5 thôn, hiện nay có 37 nhóm, lớp được chia theo độ tuổi; thực hiện nhiệm vụ chăm sóc- nuôi dưỡng- giáo dục trẻ từ 12 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi. Giúp UBND xã Thanh Hải thực hiện quản lí Nhà nước về giáo dục ở địa phương theo qui định của Chính phủ. Đồng thời chịu sự quản lí của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Hà về chuyên môn, nghiệp vụ theo qui định của Luật giáo dục và Điều lệ trường học của Bộ giáo dục và Đào tạo.

Nhà trường luôn được quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo ngành, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao; cơ sở vật chất của nhà trường hàng năm được tu sửa, bổ sung khang trang, sạch, đẹp, đảm bảo cho công tác chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo Điều lệ trường mầm non, nhiệt tình trong công tác, có năng lực và có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

II. Thực trạng của nhà trường

1. Về cơ cấu tổ chức:

- Trường có Ban giám hiệu nhà trường, có 4 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng

- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 72 người. Trong đó cán bộ quản lí 4 người, giáo viên 67 người, nhân viên 1 người.

- Trường có Chi bộ Đảng độc lập: 27 đảng viên.

- Công đoàn cơ sở trường học: 72 đoàn viên công đoàn.

2. Về phát triển số lượng trẻ:

- Tổng số nhóm, lớp: 37 nhóm, lớp; tổng số học sinh: 934 cháu.

Trong đó: Nhà trẻ 8 nhóm: 116 cháu – Nữ; 41cháu

Mẫu giáo: 29 lớp (khối 5T: 10 lớp, khối 4T: 9 lớp, khối 3T: 10 lớp)

Tổng số cháu mẫu giáo: 818 cháu – Nữ: 397cháu

- Nhà trường thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh, đảm bảo chỉ tiêu huy động trẻ ra lớp. Đặc biệt huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%.

3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:

* Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 72 người

Trong đó: Biên chế: 72 người; Hợp đồng không đóng bảo hiểm: 17 (Bảo vệ: 5;cấp dưỡng: 12)

            - CBQL: 4 người (Hiệu trưởng 1 đ/c phụ trách chung và 03 đ/c PHT phụ trách CM)

 - Giáo viên:67 người (đảm bảo định biên 1,8 cô/lớp)

 - Nhân viên: Kế toán-văn thư: 01,

* Trình độ nghiệp vụ chuyên môn:

- CBQL: 4 cô ĐHSPMN - đạt trên chuẩn: 4/4 cô= 100%;

- Giáo viên: 67 cô. Trong đó: ĐHSPMN: 50 cô, CĐSPMN: 15 cô, TCSP: 2 cô

- Nhân viên: 1 đ/c. Trong đó: ĐHKT: 01,

* Trình độ trung cấp lý luận chính trị: 08 đ/c (CBQL: 4 đ/c, GV: 4 đ/c))

* Nghiệp vụ quản lý GD: 05 đ/c (BGH: 4; GV: 1)

- Cán bộ, Giáo viên, nhân viên nhiệt tình tham gia đầy đủ các phong trào do ngành và địa phương tổ chức.

- Công tác tổ chức, quản lý của nhà trường đã đi vào chiều sâu, có sự đổi mới, sáng tạo; Kế hoạch thực hiện có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá sâu sát, đúng thực chất và khách quan. Ban giám hiệu nhà trường luôn được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

4. Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ:

* Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ năm học 2019-2020

- 100% trẻ đến lớp được cân, đo, theo dõi BĐPT, khám sức khỏe định kỳ đầy đủ.

- Sức khỏe trẻ đạt : Về cân nặng :

Kênh BT:1025/1043cháu –Tỉ lệ: 98,3

Kênh -2: 18/1043 cháu –Tỉ lệ: 1,7%

Về chiều cao:

Kênh BT: 1026/1043 cháu –Tỉ lệ : 98,4%.

Kênh -2 : 17/1043 cháu – Tỉ lệ : 1,6 %.

- Bé ngoan: 950/1043 cháu – Tỉ lệ: 98,83%.

- Bé chuyên cần: 991/1043 cháu - Tỉ lệ: 95%.

- Bé ngoan toàn diện: 86 %.

* Thực hiện chương trình CS-GD-ND trẻ:

- Tăng cường các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong trường mầm non.

- Thực hiện tốt việc cân, đo, theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ, tiêm chủng mở rộng, vệ sinh phòng dịch kịp thời …

- Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT-BGD ĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN.

- Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.

- Tổ chức, thực hiện tốt chương trình GDMN sau chỉnh sửa, bổ sung theo Thông tư 28/2016/TT-BGD-ĐT. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình thực tế trường, lớp, phù hợp với văn hóa địa phương, phù hợp khả năng và nhu cầu của trẻ. Đảm bảo các tiêu chí giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện tích hợp các hoạt động giáo dục đảm bảo nội dung, hoạt động, mục tiêu phát triển từng chủ đề; tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”; thực hiện việc theo dõi, đánh giá trẻ hằng ngày, từng giai đoạn và cuối mỗi độ tuổi. Chú trọng việc lồng ghép Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, đảm bảo mục đích hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN. Tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.

- Tập trung xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ, tạo mọi cơ hội cho trẻ thực hành, trải nghiệm theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.Tăng cường bổ sung TTBDH, làm ĐDĐC, tạo MTGD đáp ứng yêu cầu đổi mới; đặc biệt chú trọng tới các ĐDTBĐC rèn luyện thể lực cho trẻ.

* Tổ chức các hoạt động khác:

- Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi. Huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp. Duy trì giữ vững đạt chuẩn PCGDMNTNT cho những năm tiếp theo; khai thác dữ liệu phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi trên hệ thống thông tin điện tử quản lý PCGD, xóa mù chữ theo phân cấp quản lý một cách hiệu quả.

- Thực hiện kiểm định chất lượng GDMN và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư số19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về Ban hành qui định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.

- Chỉ đạo giáo viên tăng cường học hỏi, khai thác, sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục, góp phần đổi mới phương pháp CS-GD trẻ.

* Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua:

- Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Tăng cường nền nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm trong nhà trường. Tập trung triển khai tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong GDMN phù hợp với từng độ tuổi.

- Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học", tiếp tục thực hiện các nội dung của cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thành các hoạt động thường xuyên trong nhà trường.

5. Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:

* Trường Mầm non Thanh Hải có tổng diện tích: 11507.8m2.

- Có 37/37 phòng học được xây dựng theo hướng kiên cố hóa.

- Trường xây dựng tường rào, cổng ngõ, có biển tên trường đúng quy định. Nhà trường có nguồn nước sạch và hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.

- Các phòng sinh hoạt chung : Đảm bảo diện tích quy định, trang bị đầy đủ bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi, trang trí môi trường học tập phù hợp cho trẻ hoạt động. Đảm bảo bộ chơi tối thiểu cho một số lớp theo quy định

- Nhà trường chưa có phòng ngủ riêng cho trẻ, sử dụng phòng học cho trẻ ngủ.

- Phòng vệ sinh: Được xây dựng khép kín, thuận tiện cho trẻ sử dụng, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, có đủ nước sạch, bồn rửa tay và xà phòng cho trẻ rửa…

- Hiên chơi: có lát gạch, có lan can bao quanh theo qui định nhưng chưa đủ diện tích hiên chơi theo qui định.

- Nhà trường còn thiếu phòng giáo dục thể chất.

- Trường có nhà bếp được xây dựng theo qui trình bếp một chiều, hợp vệ sinh, có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn đúng quy định, có đủ đồ dùng dụng cụ phục vụ nhà bếp… Chưa có phòng ăn riêng cho trẻ.

- Nhà trường có văn phòng trường, đảm bảo bàn ghế, các biểu bảng theo qui định.

- Có phòng Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị có diện tích tối thiểu theo yêu cầu, có đầy đủ các phương tiện làm việc…

- Phòng y tế được tận dụng từ phòng đón trẻ, có đủ trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khỏe…

- Chưa có phòng dành cho nhân viên và khu vệ sinh cho CB-GV-NV theo qui định. Có khu để xe cho CB-GV-NV, 3/5 khu chưa có phòng bảo vệ, thường trực.

- Sân chơi đảm bảo đủ diện tích, được quy hoạch thiết kế phù hợp, có cây xanh, vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, khám phá. 3/5 Sân chơi có trên 5 loại đồ chơi ngoài trời, các khu vui chơi của trẻ được quy hoạch hợp lý, đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.

- Trang bị tương đối đủ đầy đồ dùng đồ chơi cho các lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, 5-6 tuổi, theo Thông tư 02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trường có 6/6 máy tính được kết nối internet phục vụ cho công tác quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Phương tiện phục vụ trong công tác giảng dạy trên lớp: có ti vi, đầu đĩa cho 37/37 nhóm, lớp;

- Nhà trường có hệ thống kết nối Internet, wifi đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành và công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

- Xây dựng cảnh quan trường, lớp xanh- sạch- đẹp, tạo môi trường giáo dục thân thiện trong trường mầm non; đảm bảo CSVC-TTBDH tối thiểu theo yêu cầu chuẩn của trường chuẩn quốc gia; tập trung xây dựng vườn rau, bổ sung đồ chơi ngoài trời, vườn cổ tích, khu vui chơi khám phá trải nghiệm ngoài trời…

6. Thực hiện chế độ chính sách; công tác bồi dưỡng đội ngũ CB-GV-NV

* Chế độ chính sách

- Nhà trường thực hiện đúng chế độ chính sách cho CB-GV-NV và học sinh theo qui định, đảm bảo nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời.

Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên

- Trường tạo điều kiện cho CB-GV-NV tham gia học tập đầy đủ các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý như: nghiệp vụ quản lý giáo dục, nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn do các cấp tổ chức.

- Xây dựng đội ngũ CB-GV-NV đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN và thực hiện Phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi.

- Tiếp tục triển khai công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên trong đội ngũ giáo viên, hoàn thành các mô đun ưu tiên trong chương trình bồi dưỡng.

- Tổ chức các Hội thi “Giáo viên dạy giỏi, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp, làm đồ dùng đồ chơi, viết sáng kiến, tích lũy chuyên môn… nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm cho giáo viên tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

- Tổ chức cho CB-GV đăng ký viết sáng kiến, báo cáo kinh nghiệm trong công tác CS-GD trẻ. Kết quả việc viết sáng kiến trong nhà trường hằng năm được duy trì và đã đạt nhiều giải cao trong các hội thi sáng kiến các cấp, có nhiều đề tài được áp dụng rộng rãi trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.

7. Công tác tài chính và quản lý hành chính, giáo dục

* Công tác tài chính:

Thực hiện thu –chi đúng nguyên tắc tài chính của loại hình trường công lập tự chủ về tài chính. Kế toán tham mưu với lãnh đạo về việc thu –chi và thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong đơn vị.

- Hằng ngày kế toán, y tế, nhân viên tiếp phẩm cập nhật đầy đủ số lượng thực phẩm mua và số tiền thực chi trong chế độ ăn của trẻ kịp thời, đầy đủ, chính xác. Thông báo các khoản thu-chi, thực hiện thu - chi - thanh toán chế độ ăn của trẻ kịp thời, ghi vào sổ phiếu báo rõ ràng, đầy đủ cho phụ huynh biết.

- Định kỳ hàng tháng kế toán công khai tài chính minh bạch, lưu trữ hồ sơ chứng từ đầy đủ khoa học, kế toán có kế hoạch quản lý CSVC, mua sắm bổ sung ĐD-TTB phục vụ cho các hoạt động CS-ND-GD trẻ, thực hiện kiểm tra, kiểm kê đúng qui định.

* Công tác quản lý hành chính, giáo dục:

- Tổ chức quản lý hành chính trong nhà trường đảm bảo thực hiện đúng qui chế hành chính Nhà nước và Điều lệ trường mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành. Mạng lưới tổ chức nhà trường đầy đủ, đồng bộ, thực hiện có hiệu quả cao từ Hiệu trưởng, P.Hiệu trưởng đến tổ chuyên môn, toàn bộ thành viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường và các đoàn thể theo dõi, kiểm tra, xử lý các sự việc nhân sự nhằm đảm bảo các hoạt động đi vào nền nếp, thực hiện ngày giờ công, sinh hoạt, chuyên môn, hội họp sinh hoạt đoàn thể… theo qui định của Nhà nước, của Ngành, của trường đề ra.

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ sổ sách trong nhà trường, đảm bảo tinh gọn và hiệu quả. Thực hiện việc đánh giá đội ngũ theo chuẩn và theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/ 2015 của Chính phủ về phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đúng thực chất.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chăm sóc, giáo trẻ.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các qui định về quản lý tài chính, qui chế dân chủ trong nhà trường, về công khai các khoản thu theo quyết định của các cấp có thẩm quyền, nội dung, hình thức công khai theo Thông tư số 36/2017/TT-BGD-ĐT ngày 28/12/2017của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 61/2017TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách đối với các đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ.

8. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

- Tham mưu, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng,chính quyền địa phương về công tác phát triển đảng viên trong nhà trường; thành lập Ban chỉ đạo PCGDMNTNT nhằm huy động tốt trẻ trong độ tuổi ra lớp; thực hiện công tác phòng, chống bão lũ, tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai, phòng cháy chữa cháy...

- Phối hợp Công an xã giữ gìn an ninh trật tự trong trường; trạm y tế và đội vệ sinh phòng dịch huyện để chăm sóc sức khỏe, phòng chống các dịch bệnh.

- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong việc tổ chức các phong trào thi đua và bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên trong trường. Tham gia các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ thị trấn tổ chức; giao lưu trò chơi trong những dịp lễ, hội, tết…

- Tăng cường phổ biến kiến thức về CS-GD-ND trẻ theo khoa học trong các bậc cha mẹ và cộng đồng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành chức năng trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các thông tin, truyền thông về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành GD về đổi mới và phát triển GDMN, làm thay đổi nhận thức của xã hội với bậc học mầm non.

- Huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội cùng chăm lo phát triển GDMN; hỗ trợ CSVC-TTBDH và chung tay tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp trong trường mầm non; đồng thời phối hợp tốt trong công tác CS-GD trẻ.

III. Phân tích các thời cơ, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu

1. Thời cơ:

- Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quan tâm của các cấp, các ngành đã giúp cho bậc học mầm non phát triển mạnh vế số lượng và chất lượng. Đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Hà luôn tạo mọi điều kiện cho trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

- Hiện nay tình hình kinh tế - xã hội của Xã Thanh Hải đã có những bước phát triển ổn định, đời sống người dân đã có những cải thiện đáng kể, nhu cầu học tập của con em ngày càng cao.

- Công tác xã hội hoá giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực, huy động nhiều nguồn lực cùng chăm lo GDMN. Gia đình - Xã hội và cộng đồng đã nêu cao trách nhiệm trong công tác phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con em mình. Nhà trường luôn được sự tín nhiệm của cấp trên và phụ huynh học sinh.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt.

2. Thách thức

- Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, sự đổi mới của chương trình giáo dục các cấp học, đặc biệt là bậc tiểu học đòi hỏi giáo dục mầm non cần tạo ra sự tiếp nối có hiệu quả, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 phổ thông và việc học tập lâu dài.

- Xã hội ngày càng phát triển vì thế đòi hỏi chất  lượng chăm sóc, giáo dục trẻ phải được nâng cao.Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khả năng tư duy, sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên đòi hỏi ngày càng cao.

- Đời sống thu nhập của phần lớn nhân dân lao động trên địa bàn xã còn thấp, việc vận động xã hội hóa, huy động các nguồn lực để xây dựng nhà trường còn gặp khó khăn.

3. Điểm mạnh

- Cơ sở vật chất của nhà trường hằng năm được cải tạo, tu sửa, bổ sung khang trang, có đủ phòng học và các công trình vệ sinh khép kín; sân chơi rộng rãi, thoáng mát; ĐDĐC-TBDH tương đối đầy đủ đáp ứng cho công tác CS-GD-ND trẻ.

- Trường có tổ chức công đoàn, chi bộ độc lập. Đặc biệt Chi bộ đã lãnh đạo toàn diện nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Có đầy đủ các ban, bộ phận và hoạt động đúng chức năng.

- Trường có đủ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ của trường. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có trình độ đạt chuẩn 97,2% và trên chuẩn 76,45% (GV) theo Điều lệ trường mầm non, nhiệt tình trong công tác, có năng lực chuyên môn, yêu nghề, tận tụy với công việc được giao. Tập thể nhà trường đoàn kết, có tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

4. Điểm yếu

- Năng lực chuyên môn của đội ngũ GV chưa đồng đều. Một số GV lớn tuổi khả năng cập nhật cái mới chậm, thiếu sự năng động, sáng tạo trong công tác CS-GD trẻ.

- Một số phòng hoạt động chức năng còn thiếu…

- Thiết bị dạy học và đồ chơi cho trẻ còn thiếu.

- Kinh phí hạn hẹp nên một số hoạt động còn gặp khó khăn nhất là việc mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ chuyên môn còn hạn chế.

PHẦN II

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020-2025

 I. Tổng quan

- Trường Mầm non Thanh Hải nằm trên địa bàn 5 thôn của xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, Tỉnh Hải Dương tiền thân là trường Mẫu giáo Thanh Hải được thành lập từ năm 1964; Đến năm 2003 chuyển thành trường Mầm non bán công Thanh Hải ; Đến ngày 01 tháng 8 năm 2012 Trường Mầm non bán công Thanh Hải chuyển sang  trường Mầm non công lập theo Quyết định số: 2758/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2012 của UBND huyện Thanh Hà về việc chuyển đổi trường mầm non bán công sang công lập; Đến tháng 1 năm 2017 do quy mô trường lớp đông nên địa phương đã xây dựng Đề án tách trường Mầm non Thanh Hải thành 2 trường MN Thanh Hải 1 và trường MN Thanh Hải 2. Đến tháng 7 năm 2019 thực hiện Đề án số 01/ DA-UBND ngày 06/6/2018 của UBND huyện Thanh Hà về sắp xếp, sáp nhập các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở huyện Thanh Hà. Vì vậy 2 trường MN trên địa bàn xã Thanh Hải được sáp nhập thành 1 trường lấy tên Trường MN Thanh Hải.

- Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng trường có 5 điểm trường nằm trên 5 thôn, 5/5 khu đã tổ chức bán trú cho học sinh. Trường có chi bộ Đảng độc lập, trực thuộc Đảng ủy xã Thanh Hải, gồm có 27 đảng viên; có Công đoàn cơ sở gồm 72 đoàn viên công đoàn; tổ hội phụ nữ gồm có 72 hội viên.

- Trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Hà, trường được đầu tư tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất, đồng bộ về trang thiết bị dạy học để tổ chức cho trẻ hoạt động.

- Về chất lượng dạy và học: Sau hơn 56 năm thành lập và xây dựng, trường đã không ngừng phát triển, chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ ngày càng nâng cao. Nhà trường luôn lấy mục tiêu giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách cho trẻ là mục tiêu hàng đầu. Nhiều năm liền trường được UBND huyện công nhận Tập thể lao động tiên tiến, UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc (2019-2020), XD trường học thân thiện, học sinh tích cực, cơ quan đạt chuẩn văn hóa.

- Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 nhằm làm rõ định hướng, xác định mục tiêu và các giải pháp chủ yếu giúp nhà trường không ngừng phát triển, xây dựng nhà trường vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới.

II. Định hướng chiến lược phát triển

1. Quan điểm phát triển

- Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt và có vai trò quan trọng”.

- Xây dựng kế hoạch “Chiến lược phát triển giáo dục” của nhà trường được đặt trong hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo và vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn mới.

2. Tầm nhìn

- Trường Mầm non Thanh Hải  là một ngôi trường an toàn, thân thiện, uy tín. Nơi khởi đầu tình yêu thương, là môi trường giáo dục đáng tin cậy, chất lượng; Giáo viên, học sinh luôn tự tin, năng động và luôn có khát vọng vươn lên.

3. Sứ mệnh

- Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều được phát triển toàn diện.

4. Giá trị cơ bản của nhà trường

- Có lòng nhân ái với trẻ, với mọi người xung quanh.

- Hợp tác, sáng tạo, khát vọng thành công.

- Đoàn kết, khoan dung, cảm thông, chia sẻ.

- Trung thực, tôn trọng mình và mọi người.

- Trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

III. Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025.

1. Chiến lược phát triển hoạt động giáo dục

1.1. Chiến lược phát triển giáo dục

* Mục tiêu phát triển giáo dục

- Xây dựng một trường học thân thiện; Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, hình thành nhân cách và chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. Xây dựng nhà trường có uy tín, là mô hình giáo dục chất lượng cao phù hợp với xu thế phát triển của địa phương, của đất nước.

Phát triển số lượng và chất lượng giáo dục

TT

Nội dung

Năm học

2020-2021

Năm học

2021-2022

Năm học

2022-2023

Năm học

2023-2024

Năm học

2024-2025

I

Học sinh

 1

Nhóm, lớp

37

37

36

36

35

2

Số trẻ

1060

1059

1004

946

944

3

Bé chuyên cần

96

97

99

99,25

99,5

4

Bé khỏe BT

Cân nặng, Chiều cao

98,9

99

99,2

99,5

99,5

5

Bé ngoan

99

99

99,2

99,5

99,5

II

Đội ngũ CBGVNV

1

CBQL

4

4

4

4

4

2

Giáo viên

67

67

72

72

70

3

Nhân viên

1

1

2

2

2

4

Trình độ GV đạt chuẩn%

97,2

97,2

100

100

100

5

Trình độ GV đạt trên chuẩn %

76,3

97,2

100

100

100

6

GV dạy giỏi cấp tỉnh

1

1

 1

7

GV dạy giỏi cấp huyện

3

 3

3

 3

3

8

GVdạy giỏi cấp trường

55

56

62

62

65

9

Sáng kiến cấp tỉnh

2

 2

 2

10

Sáng kiến cấp huyện

8

8

8

8

9

11

Sáng kiến cấp trường

48

55

57

59

62

12

Đạt CSTĐ Tỉnh

1

 1

 1

13

Đạt CSTĐ cơ sở

8

8

8

8

9

14

Đạt LĐTT

54

55

55

55

55

Quy mô và loại hình giáo dục

- Duy trì trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, các phương tiện đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ và phấn đấu theo hướng chuẩn quốc gia mức độ 2;

- Phát triển qui mô trường, lớp tinh gọn và chất lượng cao.

* Giải pháp thực hiện

- Từng bước sắp xếp đội ngũ CB-GV-NV hợp lý theo hướng trẻ hóa đội ngũ giáo viên gắn với việc nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, bổ sung hoặc mở rộng số giáo viên dạy năng khiếu, kỹ năng cho trẻ.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo ra chất lượng vượt trội so với các trường mầm non trên địa bàn.

- Tiếp tục tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Phổ biến rộng rãi kế hoạch phát triển giáo dục tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, phụ huynh học sinh và các tổ chức, cá nhân quan tâm tới nhà trường nhằm huy động mọi nguồn lực cùng chăm lo phát triển nhà trường.

- Tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục và thống nhất thực hiện trong tập thể hội đồng sư phạm, phân công trách nhiệm, quán triệt theo dõi thực hiện tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thành lập ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học; tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm định kì, năm học và giai đoạn để kịp thời có những điều chỉnh hợp lý.

1.2. Nâng cao chất lượng CS-GD trẻ

* Nhiệm vụ:

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi…

- Đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc, giáo trẻ.

- Thực hiện lồng ghép tích hợp các nội dung chuyên đề đã và đang triển khai như: giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giáo dục an toàn giao thông cho trẻ…

* Giải pháp:

- Hàng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo các mô đun và thực hiện việc bồi dưỡng có chất lượng trong đó chú trọng tới các mô đun ưu tiên và các chuyên đề hàng năm đã triển khai. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều hình thức: Tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn, dự các lớp bỗi dưỡng hè, dự thao giảng cụm, trường, dự giờ bạn, tổ chức và tham gia hội thi giáo viên giỏi các cấp, đăng ký dạy tốt, học tốt…

- Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của các ban, ngành triển khai, gắn với chủ đề của từng năm học. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nhà trường như: thao giảng chuyên đề, viết sáng kiến, thi giáo viên dạy giỏi, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu thải bỏ... Phấn đấu đạt nhiều giáo viên dạy giỏi các cấp và đạt nhiều sáng kiến có giá trị được vận dụng vào thực tiễn.

- Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non theo phương pháp đổi mới, tổ chức các hoạt động giáo dục linh hoạt, sáng tạo theo hướng tích hợp của từng chủ đề, phù hợp với lứa tuổi; nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp đa dạng, phong phú và hấp dẫn trẻ để thu hút sự hứng thú, kích thích tính tích cực hoạt động, khám phá của trẻ, tận dụng mọi cơ hội cho trẻ thực hành trải nghiệm ở mọi nơi mọi lúc.

- Thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả về thể chất và tinh thần; tăng cường phòng chống tai nạn, thương tích trong nhà trường; thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng dịch kịp thời cho trẻ; nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cân đối và hợp lý; tổ chức thực hiện đúng chế độ ăn-ngủ của trẻ theo yêu cầu từng độ tuổi; thực hiện khám sức khỏe định kỳ, cân, đo, theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ phát triển đầy đủ.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học và huy động các nguồn lực cùng chăm lo phát triển giáo dục mầm non trong các bậc cha mẹ và cộng đồng. Tích cực vận động, phối hợp với các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, có biện pháp phòng chống trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì nhằm hạn chế tối đa tỉ lệ trẻ duy dinh dưỡng, trẻ béo phì.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm chấn chỉnh và tư vấn điều chỉnh kịp thời những nội dung, phương pháp thiếu khả thi và chưa hiệu quả.

- Từng bước đưa vào dạy năng khiếu cho trẻ: Tin học, ngoại ngữ, nhạc họa, thể dục nhịp điệu, bơi lội v.v

2. Chiến lược phát triển đội ngũ CB-GV-NV

2.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức

- Mục tiêu phát triển đến năm 2025 đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phấn đấu đạt: 100% CBQL-GV-NV có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có trình độ ngoại ngữ, tin học chứng chỉ đạt yêu cầu; có trình độ lý luận chính trị sơ cấp trở lên CBQL đạt trung cấp trở lên.

+ Đánh giá chuẩn Cán bộ quản lý hằng năm xếp loại xuất sắc 100%

+ Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên xếp loại xuất sắc 90%, Khá 10%

+ Có ít nhất 70% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 30% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên.

+ Phát triển đảng viên hằng năm trong nhà trường từ 1-2 đảng viên. 100% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.2. Nhiệm vụ

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non; có phẩm chất chính trị, đạo đức, nhân cách nhà giáo; có năng lực chuyên môn vững vàng; có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

2.3. Giải pháp:

- Tăng cường công tác tham mưu xin tuyển gáo viên, nhân viên hợp đồng đảm bảo đủ định biên theo quy định, thực hiện công tác bồi dưỡng gắn với tự bồi dưỡng của từng CB,GV một cách hiệu quả.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, nắm bắt và triển khai kịp thời, thực hiện có hiệu quả các công văn chỉ đạo của lãnh đạo các cấp. Tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức nhà giáo đáp ứng yêu cầu mới hiện nay; luôn đổi mới công tác chỉ đạo, có kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện phù hợp đặc điểm tình hình của nhà trường.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn vững vàng. Giáo viên không ngừng nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Tin học, Ngoại ngữ, Nhạc, Họa v.v đáp ứng chương trình giáo dục mầm non. Mỗi giáo viên có bài báo cáo cải tiến, đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ trong từng năm học. Giáo viên có kế hoạch, có kiến thức và kỹ năng chăm sóc, giáo dục riêng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật (nếu có). Hằng năm tổ chuyên môn có ít nhất một chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

- Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện chương trình GDMN và các chuyên đề mới triển khai giữa các trường mầm non và giáo viên các khối, lớp trong trường với nhau. Chú trọng đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, trong đó chú trọng tới việc phát triển chương trình phù hợp với thực tế, xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục trong CB-GV thường xuyên rèn luyện đạo đức, lối sống, tuyệt đối không có những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo; theo dõi, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, hành vi vi phạm…

- Luôn tạo mọi điều kiện cho CB-GV đi học, tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và lý luận chính trị do các cấp, các ban ngành tổ chức; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trong nhà trường và tổ chức hướng dẫn cho giáo viên thực hiện theo kế hoạch triển khai.

- Thực hiện việc quản lý, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp GVMN và đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; tiếp tục triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trong đội ngũ CB-GV; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ kế cận một cách dài hạn.

- Rà soát lại nguồn nhân lực hiện có để tổ chức, sắp xếp đội ngũ CBVC trong nhà trường, phân công nhiệm vụ hợp lý, tổ chức hoạt động chuyên môn, đoàn thể như: Tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ văn phòng phù hợp với khả năng và năng lực chuyên môn… Phân công, bố trí giáo viên dạy các nhóm, lớp phù hợp và đúng theo qui định.

3. Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

3.1. Nhiệm vụ

- Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; đầy đủ các phòng học, phòng chức năng kiên cố, đồ dùng trang thiết bị theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDDT ngày 23/3/2015. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Phấn đấu đạt tiêu chuẩn trường mầm non chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm 2024.

3.2. Giải pháp

- Tiếp tục tham mưu các cấp lãnh đạo xin kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, bổ sung CSVC trong nhà trường, từng bước bổ sung hoàn thiện dần CSVC- ĐDĐC –TTBDH đảm bảo các danh mục tối thiểu theo qui định của từng độ tuổi phục vụ các hoạt động CS-GD-ND trẻ trong nhà trường.

- Xây dựng cảnh quan trường, lớp xanh- sạch- đẹp, tạo MTGD thân thiện trong trường mầm non; đảm bảo CSVC-TTBDH tối thiểu theo yêu cầu chuẩn của trường chuẩn quốc gia; tập trung xây dựng vườn rau, bổ sung đồ chơi ngoài trời, vườn cổ tích, khu vui chơi khám phá trải nghiệm ngoài trời…đảm bảo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Phát động phong trào sưu tầm, làm ĐDĐC tự tạo từ nguyên vật liệu thải bỏ trong đội ngũ GV; bảo quản và khai thác các phương tiện, ĐDĐC-TTB hiện có đưa vào sử dụng có hiệu quả.

- Huy động mọi nguồn lực xây dựng, mua sắm trang thiết bị theo hướng chuẩn quốc gia mức độ 2. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm chăm lo, hỗ trợ vật liệu tái sử dụng để làm đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ hoạt động, tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch- đẹp trong trường mầm non.

- Nhà trường chủ động trong việc sử dụng trang thiết bị các phương tiện dạy học, hiệu quả, tránh lãng phí và sử dụng không đúng mục đích. Hàng năm có kế hoạch duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất chống xuống cấp; Tăng cường làm đồ dùng dạy học, có chế độ khuyến khích, hỗ trợ giáo viên có thành tích trong lĩnh vực này.

* Kế hoạch thực hiện lộ trình đầu tư CSVC trong 2 năm học 2021- 2022 và năm học 2022-2023

+ Năm 2021-2022: 297.500.000 đồng

1) Xây mới 01 bếp ăn, 2 phòng học và 01 phòng hoạt động thể chất: 4.200.000.000 đồng.

2) Mua sắm bổ sung thiết bị dạy học và đồ chơi ngoài trời: 297.500.000 đồng.

Cụ thể:

- Thiết bị tối thiểu trên lớp học: 230.000.000 đồng

Dùng cho Nhà trẻ  3 bộ x 20.000.000đ = 60.000.000 đồng

Dùng cho mẫu giáo 3-4 tuổi: 03 bộ x 20.000.000đ = 60.000.000 đồng

Dùng cho mẫu giáo 4-5 tuổi: 03 bộ x 20.000.000đ = 60.000.000 đồng

Dùng cho mẫu giáo 5-6 tuổi: 02 bộ x 25.000.000đ = 50.000.000 đồng

          - Đồ chơi ngoài trời dùng cho trẻ: 67.500.000 đồng

Con vật nhún di động 30 cái x 10.000.000đ = 30.000.000 đồng

Xe đạp 25 cái x 1500.000đ = 37.500.000đồng

+ Năm 2022 -2023:   354.000.000 đồng

1) Xây mới 01 bếp ăn, 2 phòng học và 01 phòng hoạt động thể chất: 4.200.000.000 đồng.

2) Đồ chơi ngoài trời cho mẫu giáo: 324.000.000 đồng

Bập bên đòn: 03 cái x 22.000.000đ = 66.000.000 đồng

Cầu thăng bằng dao động 03 cái x 23.000.000đ = 69.000.000 đồng

Nhà leo nằm ngang: 03 cái x 63.000.000đ = 189.000.000 đồng

3) Thiết bị dùng chung:30 000.000 đồng

Tủ lạnh: 04 cái: 20.000.000đồng

Máy hút khử mùi: 02 cái: 10.000.000đồng

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý

4.1. Nhiệm vụ

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ sổ sách trong nhà trường, đảm bảo tinh gọn và hiệu quả. Thực hiện việc đánh giá đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp và theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đúng thực chất.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ. Phân công lao động phù hợp với năng lực, trình độ của từng CB-GV-NV nhằm nâng cao hiệu quả công tác và phát huy năng lực của từng cá nhân.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các qui định về quản lý tài chính, qui chế dân chủ trong nhà trường, về công khai các khoản thu theo quyết định của các cấp có thẩm quyền, nội dung, hình thức công khai theo Thông tư số 36/2017/TT-BGD-ĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 61/2017TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách đối với các đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ.

- Triển khai thực hiện Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 của của Bộ Giáo dục và Đào tạo về qui định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế và kế hoạch kiểm tra của từng cá nhân Hiệu trưởng, P.Hiệu trưởng, tổ trưởng rõ ràng; tổ chức phối hợp thực hiện có hiệu quả.

- Hằng năm kiện toàn ban kiểm tra nội bộ nhà trường, tổ chức kiểm tra các hoạt động chuyên môn trong nhà trường theo định kỳ, báo trước, đột xuất theo qui định của Ngành và thực tế của nhà trường, có nhận xét, đánh giá xếp loại, tuyên dương và xử lý kịp thời; lập đầy đủ hồ sơ chuyên môn từ Ban giám hiệu đến tổ chuyên môn và giáo viên giảng dạy; Lưu trữ hồ sơ quản lý nhà trường đầy đủ và khoa học.

- Tổ chức quản lý hành chính trong nhà trường đảm bảo thực hiện đúng qui chế hành chính Nhà nước và Điều lệ trường mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành. Mạng lưới tổ chức nhà trường đầy đủ mang tính hiệu quả cao từ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đến tổ chuyên môn, toàn bộ thành viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường và các đoàn thể theo dõi, kiểm tra, xử lý các sự việc nhân sự nhằm đảm bảo các hoạt động đi vào nền nếp, thực hiện ngày giờ công, sinh hoạt, chuyên môn, hội họp sinh hoạt đoàn thể… theo qui định của Nhà nước, của Ngành, của trường đề ra. Thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, kế toán, tài sản.

4.2. Giải pháp

- Chỉ đạo giáo viên tăng cường học hỏi, khai thác, sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục, nhất là hướng dẫn trẻ thực hiện trò chơi kidsmart, góp phần đổi mới phương pháp CS-GD trẻ; thực hiện tốt các phần mềm dinh dưỡng trong xây dựng và cân đối khẩu phần ăn cho trẻ và các phần mềm quản lý khác cho hoạt động giáo dục mầm non.

- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các thành viên trong hội đồng tự đánh giá của nhà trường thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào công tác KĐCLGD. Sử dụng phần mềm kiểm định chất lượng để thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng trường mầm non.

- Tăng cường các hình thức kiểm tra, dự giờ các hoạt động trên lớp: đột xuất, định kỳ, báo trước nhất là kiểm tra đột xuất, đi sâu kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở các độ tuổi, nhất là những vấn đề giáo viên còn nhiều hạn chế; kịp thời góp ý, điều chỉnh, bổ sung cho giáo viên thực hiện.

- Phân công, phối hợp giữa Ban giám hiệu, tổ chức công đoàn, tổ trưởng các bộ phận và y tế trường học kiểm tra, giám sát các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường công tác quản lý tài chính, quản lý tốt nguồn thu-chi, chủ động trong quản lý kế hoạch tài chính; Tiết kiệm các khoản chi phí để tập trung tài chính cho các hoạt động phát triển của nhà trường; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ về tài chính, hoạch toán minh bạch các nguồn thu, chi để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tài chính.

- Thực hiện niêm yết, công khai kịp thời các nội dung theo qui định.

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1. Tổ chức thực hiện

1.1. Phổ biến kế hoạch

- Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương và các tổ chức ban ngành, đoàn thể, các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

1.2. Xây dựng lộ trình

Giai đoạn 1: Từ năm 2020-2021

- Xây dựng chiến lược phát triển trường Mầm non Thanh Hải giai đoạn 2020-2025 cho Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Hà phê duyệt và triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm bắt và thực hiện.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu thập ý kiến đóng góp, bổ sung về chiến lược phát triển nhà trường.

- Triển khai thực hiện kế hoạch chi tiết theo từng năm học.

- Tiếp tục tham mưu các cấp lãnh đạo xin kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, bổ sung CSVC trong nhà trường, từng bước đáp ứng CSVC theo Quy định Trường chuẩn Quốc gia theo thông tư 13/2019 của BGDĐT quy định.

- Từng bước sắp xếp đội ngũ CB-GV-NV hợp lý theo hướng trẻ hóa đội ngũ giáo viên gắn với việc nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, bổ sung hoặc mở rộng số giáo viên dạy năng khiếu, kỹ năng cho trẻ.

* Giai đoạn 2: Từ năm 2022-2023

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới công tác quản lý, giáo dục; thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ. Phân công lao động phù hợp với năng lực, trình độ của từng CB-GV-NV nhằm nâng cao hiệu quả công tác và phát huy năng lực của từng cá nhân.

- Duy trì trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, các phương tiện đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo trẻ và phấn đấu theo hướng chuẩn quốc gia mức độ 2;

- Từng bước bổ sung hoàn thiện dần CSVC- ĐDĐC –TTBDH đảm bảo các danh mục tối thiểu theo qui định của từng độ tuổi phục vụ các hoạt động CS-GD-ND trẻ trong nhà trường.

- Xây dựng cảnh quan trường, lớp xanh- sạch- đẹp, tạo MTGD thân thiện trong trường mầm non; đảm bảo CSVC-TTBDH tối thiểu theo yêu cầu chuẩn của trường chuẩn quốc gia; tập trung xây dựng, cải tạo sân trường, các khu vui chơi ngoài trời…đảm bảo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non; có phẩm chất chính trị, đạo đức, nhân cách nhà giáo; có năng lực chuyên môn vững vàng; có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

* Giai đoạn 3: Từ năm 2024-2025

- Xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn vững vàng; có đội ngũ giáo viên chuyên dạy Tin học, Ngoại ngữ, Nhạc, Họa v.v đáp ứng chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao.

- Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; đầy đủ các phòng học, phòng chức năng kiên cố, đồ dùng trang thiết bị theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDDT ngày 23/3/2015. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Phấn đấu đạt tiêu chuẩn trường mầm non chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm 2023 và đến năm 2025 xây dựng trường mầm non chất lượng cao.

- Huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị theo hướng chuẩn quốc gia mức độ 2. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm chăm lo, hỗ trợ vật liệu tái sử dụng để làm đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ hoạt động, tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch- đẹp trong trường mầm non.

- Tiếp cận tốt với các phương tiện, thiết bị dạy học tiên tiến. Phát triển qui mô trường, lớp tinh gọn và chất lượng cao.

- Tuyên truyền, quảng bá thương hiệu nhà trường.

- Tổ chức tổng kết kinh nghiệm và xây dựng KH chiến lược 5 năm tiếp theo.

1.3. Phân công thực hiện

* Hiệu trưởng

- Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường. Lập kế hoạch và triển khai, chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Thành lập Ban kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học; Hội đồng tư vấn trong nhà trường và các tổ, khối chuyên môn trong nhà trường. Phân công, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường cùng tham gia thực hiện, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động trong nhà trường đảm bảo tiến độ theo lộ trình.

* Các Phó hiệu trưởng

Thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của phó hiệu hiệu trưởng được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện kế hoạch tốt hơn. Thay  mặt Hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền.

* Tổ trưởng chuyên môn

- Căn cứ chiến lược phát triển, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.

          -  Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt kế hoạch.

* Tổ văn phòng

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm. Giúp Hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường. Thực hiện thu-chi đúng nguyên tắc tài chính của loại hình trường; tham mưu đề xuất với lãnh đạo về thu-chi, mua sắm bổ sung ĐD-TTB phục vụ các hoạt động trong nhà trường.

* Giáo viên, nhân viên

- Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện, thông tin kịp thời những vướng mắc để điều chỉnh kịp thời, đưa ra các giải pháp để thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển chiến lược giáo dục của nhà trường.

* Hội đồng trường

- Quyết định về phương hướng chiến lược hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

- Xây dựng kế hoạch thực hiện của đoàn thể mình trong việc tham gia thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường.

- Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

Hội cha mẹ học sinh

- Tăng cường giáo dục gia đình, phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc chăm lo giáo dục mầm non.

- Hỗ trợ nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch chiến lược của nhà trường.

2. Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả

Thực hiện công tác tự kiểm tra, giám sát, đánh giá từng học kỳ, thường xuyên, hằng năm và tự rút ra những gì làm được, chưa làm được, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp phương hướng khắc phục. Sau kết thúc mỗi giai đoạn của đề án cần rút ra bài học kinh nghiệm và có hướng điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho giai đoạn tiếp theo.

PHẦN IV

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 là tâm huyết và trí tuệ của tập thể trường Mầm non Thanh Hải nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng vững mạnh hơn, tạo niềm tin cho phụ huynh, nhân dân toàn xã hội. Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 là văn bản định hướng cho sự phát triển của nhà trường, trên cơ sở đó từng tổ chức và mỗi cá nhân nghiên cứu để điều chỉnh kế hoạch của mình cho phù hợp với sự phát triển chung nhà trường.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020- 2025 đã xác định rõ định hướng, mục tiêu, chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận hành và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường Mầm non là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các Nghị Quyết của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo; Kế hoạch của Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương về thực hiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Và các văn bản chỉ đạo khác của các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục. Trường Mầm non Thanh Hải quyết tâm xây dựng một ngôi trường luôn phát triển bền vững.

2. Kiến nghị, đề xuất

2.1. Đối với UBND Huyện Thanh Hà

- Trong giai đoạn thực hiện ngân sách 2020-2025, UBND huyện cần hỗ trợ thêm kinh phí để trường hoạt động đảm bảo theo kế hoạch đề ra.

- Trường hợp Nhà nước tăng lương đối với CBCC, viên chức…, đề nghị ngân sách huyện bổ sung kịp thời để bù đắp phần thiếu hụt của quỹ lương do tăng thêm lương.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Hà

- Có kế hoạch điều động, thuyên chuyển, sắp xếp lại đội ngũ CB-GV-NV hợp lý theo hướng trẻ hóa đội ngũ giáo viên gắn với việc nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ, bổ sung hoặc mở rộng số giáo viên dạy năng khiếu, kỹ năng cho trẻ.

2.3. Đối với Cấp ủy đảng, Chính quyền địa phương.

- Quan tâm, hỗ trợ về cơ sở vật chất để nhà trường xây dựng môi trường bên ngoài phong phú cho trẻ hoạt động.

Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 - 2025 của trường Mầm non Thanh Hải. Kính trình Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Hà phê duyệt, có ý kiến chỉ đạo và tạo điều kiện cho trường thực hiện thắng lợi kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2020-2025./.

 

Nơi nhận:                                                                          

Phòng GD&ĐT( Để phê duyệt);

Lưu VP trường.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Phạm Thị Miền

 

PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………….

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐÓN TRẺ ĐẾN TRƯỜNG SAU KỲ NGHỈ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 KÉO DÀI CỦA TRƯỜNG MẦM NON THANH HẢI ... Cập nhật lúc : 15 giờ 0 phút - Ngày 17 tháng 3 năm 2021
Xem chi tiết
KẾ HOẠCH VẬN ĐỘNG TÀI TRỢ, HUY ĐỘNG SỰ ỦNG HỘ TỰ NGUYỆN ĐỂ TĂNG CƯ¬¬ỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT NHÀ TR¬¬ƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 25 phút - Ngày 17 tháng 3 năm 2021
Xem chi tiết
Căn cứ chỉ thị số 3008/CT-BGD&ĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm giáo dục phổ thông năm học 2014-2015; Quyết định số 1955/QĐ-BGDĐT ngày 30/5/2014 của Bộ ... Cập nhật lúc : 9 giờ 39 phút - Ngày 27 tháng 9 năm 2014
Xem chi tiết
Chương trình chăm sóc - giáo dục thực hiện theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non do Vụ Giáo dục Mầm non – Bộ Giáo dục & đào tạo ban hành ... Cập nhật lúc : 23 giờ 53 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2013
Xem chi tiết
Hòa với niềm vui chung của cả nước kỷ niệm 68 năm ngày Quốc khánh 2/9, sáng ngày 30/8/2013, trường mầm non Thượng Quận, huyện Kinh Môn long trọng tổ chức buổi lễ đón bằng công nhận trường đạ ... Cập nhật lúc : 23 giờ 54 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2013
Xem chi tiết
Giáo dục mầm non đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm lý, thẩm mỹ…của trẻ. Vì vậy, nâng cao chấy lượng dạy và học bậc học mầm non là nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trì ... Cập nhật lúc : 23 giờ 31 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2013
Xem chi tiết
Sáng ngày 16/8/2013, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2012 – 2013, triển khai phương hướng, nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2013 – 2014 và tổng kết hoạt đ ... Cập nhật lúc : 23 giờ 33 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2013
Xem chi tiết
Trong nhiều năm học trở lại đây, trường Mầm non Lê Thanh Nghị TP Hải Dương đã được Phòng giáo dục và đào tạo thành phố ghi nhận là một trong những đơn vị có nhiều thành tích nổi bật trong c ... Cập nhật lúc : 23 giờ 27 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2013
Xem chi tiết